Tin thị trường

Tin thị trường

Bất động sản đóng băng, ngân sách Quảng Nam hụt thu hàng nghìn tỉ

Chia sẻ:

Bất động sản đóng băng, ngân sách Quảng Nam hụt thu hàng nghìn tỉ

Quảng Nam - Hàng nghìn tỉ đồng tiền sử dụng đất bị đóng băng lâu nay đang khiến thu ngân sách tỉnh giảm mạnh, thiếu nguồn lực đầu tư phát triển.

Thu tiền sử dụng đất chạm đáy

Tiền sử dụng đất - vốn là nguồn thu chiếm tỉ trọng lớn trong thu ngân sách tỉnh Quảng Nam đang trong tình trạng giảm mạnh liên tiếp trong 3 năm.

Theo báo cáo của UBND tỉnh, năm 2023, Quảng Nam chỉ thu được 1.911/2.300 tỉ đồng tiền sử dụng đất, đạt 83,1% dự toán. Năm 2024 còn bi đát hơn khi chỉ đạt 33,3% kế hoạch (900/2.700 tỉ đồng).

Tính đến hết quý I/2025, số thu từ tiền sử dụng đất chỉ mới đạt 167 tỉ đồng trên tổng dự toán 3.300 tỉ đồng - con số thấp nhất trong 4 tỉnh thuộc khu vực thuế XII.

Tình cảnh này đang khiến nhiều địa phương trong tỉnh lâm vào thế khó. Tại thị xã Điện Bàn, việc không thu được tiền đất buộc địa phương phải sử dụng tạm vốn đầu tư để chi thường xuyên. TP.Hội An đã phải loại bỏ nhiều dự án đầu tư khỏi kế hoạch phân bổ vốn.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND TP.Hội An - thẳng thắn cho biết: “Thị trường bất động sản đóng băng, không thể đấu giá đất, không có giao dịch, doanh nghiệp không thể chuyển nhượng dự án. Gần như địa phương không còn khả năng thu tiền sử dụng đất”. Một trong những nút thắt lớn nhất là hàng loạt dự án bất động sản bị đình trệ. Gần 1.660 tỉ đồng tiền sử dụng đất của 30 dự án bị nợ đọng, cơ quan thuế mới chỉ thu được 252 tỉ đồng - chưa đến 20%. Đến nay, vẫn còn khoảng 1.400 tỉ đồng chưa thể thu.

Loay hoay gỡ khó

Theo cơ quan thuế, lý do muôn thuở là vướng mắc pháp lý, chậm giải phóng mặt bằng, chưa phê duyệt giá đất, tín dụng bị siết, không thanh khoản... Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản - dù được giao đất - vẫn không thể nộp tiền do chưa được cấp sổ đỏ, chưa hoàn thành thủ tục chuyển nhượng.

Ông Trần Quốc Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Quảng Nam, kiêm Chủ tịch Tập đoàn VN Đà Thành - cho rằng: “Không thể yêu cầu doanh nghiệp nộp tiền sử dụng đất trong khi dự án chưa được cấp sổ đỏ, chưa chuyển nhượng được. Cần minh bạch và đảm bảo quyền lợi để họ có dòng tiền xoay vòng và nộp nghĩa vụ tài chính”. UBND tỉnh vừa chính thức thành lập Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể. Ông Trần Nam Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - khẳng định, tỉnh sẽ quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu thu 3.300 tỉ đồng từ đất trong năm nay, thông qua việc phê duyệt giá đất cho hàng loạt dự án đang chờ.

 

Nhưng thực tế thì không đơn giản. Từ đầu năm đến nay, số thu vẫn chỉ đạt... khoảng 5% dự toán. Ông Nguyễn Hưng - Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh - thừa nhận: “Khoảng 90% nguồn thu từ đất phụ thuộc vào các dự án đô thị. Nhưng hầu hết đang chậm tiến độ, chồng chéo pháp lý, khó giải ngân, khó đấu giá, khiến các địa phương không thể trông chờ được vào thu tiền sử dụng đất”.

Chi cục Thuế khu vực XII cho biết, đơn vị này đã nhiều lần làm việc với các doanh nghiệp nợ thuế đất để đề xuất gia hạn, khoanh nợ, xử lý linh hoạt nghĩa vụ tài chính nhưng nếu không có chuyển biến về cơ chế đầu tư và pháp lý, thì rất khó để khơi thông dòng chảy thu tiền sử dụng đất.

Trong bối cảnh nhu cầu chi đầu tư ngày càng lớn, địa phương không thể mãi “ngồi chờ” thị trường bất động sản hồi phục một cách tự nhiên. Câu chuyện khơi thông nguồn thu từ đất không chỉ là vấn đề tài chính, mà còn là bài toán điều hành chính sách phát triển đồng bộ, trách nhiệm và linh hoạt hơn.

 

Hãy nhanh tay nắm bắt cơ hội này ngay hôm nay!

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Người đọc được khuyến cáo không nên đầu tư vào vàng và đô la Mỹ mà phải tự chịu rủi ro vì phân tích này chỉ dựa trên quan sát.

Trân trọng!

Nguyễn Văn Hanh BDS

#hanhnv8319 #nguyenvanhanhbds #thinhvuonglands #vinhomesoceanpark #vinhomeshungyen #vinhomessmartcitytaymo #vincoloa, #vinhomecoloa, #vinhomesglobalgate, #vinhomesdonganh #vindonganh #cautulien #hoichotrienlam

#nguonsuutam

 

Bài viết cùng chủ đề: